Nhạc Vàng là gì?

  • 15:04 26/12/2018
Nhạc vàng là gì? Vì sao nhạc vàng luôn được yêu mến trong lòng khán giả? Hãy cùng tìm hiểu và lắng nghe giai điệu của những tình khúc nhạc Vàng bất hủ trên NHACPRO.VN nhé

Không phải tự dưng mà nhạc vàng lại khắc sâu trong trái tim của người dân Việt Nam trong suốt hơn mấy mươi năm qua. Dù cho xã hội có ngày càng hiện đại, âm nhạc ngày càng đa dạng với nhiều thể loại nhạc trẻ, nhạc dance, nhạc quốc tế du nhập nhưng nhạc Vàng vẫn giữ cho mình một vị thế rất riêng trong lòng người hâm mộ. Để đạt được điều đó, nhạc Vàng đã phải trải qua một giai đoạn đầy những thăng trầm để hình thành, trao dồi và phát triển. 

 

Từ những cái tên đi cùng năm tháng như Thanh Thúy, Giao Linh, Phương Dung, Hương Lan, Tuấn Vũ, Quang Lê, Như Quỳnh,... cho đến những ca sĩ trẻ như Dương Hồng Loan, Huỳnh Thật, Châu Giang, Jang Mi, Quỳnh Trang, Mạnh Đồng,... Tất cả đều truyền tải xuất sắc cái hồn, cái tinh túy trong từng ca từ, giai điệu bài hát một cách trọn vẹn nhất đến khán giả. Có lẽ cũng chính vì vậy mà tình yêu dành do dòng nhạc này vẫn luôn được nuôi nấng trong lòng khán giả suốt mấy mươi năm qua. 

 

Hãy cùng NHACPRO.VN tận hưởng những giây phút thật tuyệt vời bên những giai điệu không thể nào quên của những tình khúc nhạc vàng xưa bất hủ.

 

Một số điều có thể bạn chưa biết về nhạc Vàng Việt Nam

 

Nhạc vàng là dòng nhạc chỉ những bài hát ra đời trong giai đoạn trong khoảng thập niên 60 tại khu vực miền Nam Việt Nam. Các bài hát này được sáng tác với giai điệu trầm buồn đều, mang âm hưởng dân ca và được hát bằng giọng thứ quãng âm trung hoặc trầm. Đa số các bài hát đều nói lên tâm trạng cá nhân, nỗi niềm của một bộ phận người trong xã hội mà chủ yếu là tầng lớp bình dân.

 

Ý nghĩa tên gọi nhạc Vàng nhằm thể hiện sự sang trọng, ý muốn nói giai điệu, ca từ của dòng nhạc này tuy gần gũi, giản dị nhưng cũng rất sang trọng, lãng mạn. Tuy nhiên, theo quan điểm của những người cộng sản lúc bấy giờ thì Nhạc Vàng dùng để chỉ các ca khúc thời tiền chiến và phần lớn xuất hiện ở vùng quân đội kiểm soát nên dù mang âm hưởng Tây Phương hay dân gian nên nội dung thường nhuốm màu bi lụy hay thể hiện tâm lý chiến đấu.

 

 

Cũng chính vì vậy nên đôi khi nhạc vàng bị hiểu lầm là những bài hát nhạc tiền chiến, tức là những tình khúc ra đời giai đoạn 1954-1975. Mặc dù về sau đã được phân biệt rõ nhưng giai đoạn sau đổi mới, vẫn có khoảng thời gian Nhạc Vàng bị cấm. Ở thời điểm này, phần lớn các băng cát-sét hay những tài liệu liên quan đến dòng nhạc này đều bị hủy. Nhưng vì nhu cầu thưởng thức của công chúng đối với dòng nhạc này rất cao nên lệnh cấm không kéo dài được lâu. Cho đến hiện tại, nhạc vàng dù không còn bị cấm hoàn toàn nhưng vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát, có một số bài còn bị cấm, không được phép sử dụng rộng rãi như trước.

 

Vào năm 1950, bolero bắt đầu du nhập vào Việt Nam và trở thành điệu nhạc chính trong các ca khúc nhạc Vàng.  Dù là du nhập từ phương Tây nhưng điệu bolero trong nhạc Vàng Việt Nam khác rất nhiều so với bolero Nam Mỹ hay Tây Ban Nha. Trong khi bolero Việt Nam mang âm hưởng chậm, buồn thì bolero Nam Mỹ, Tây Ban Nha lại có giai điệu nhanh và sôi động gần như rumba.

 

Một số nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc này như Trúc Phương, Lam Phương, Vinh Sử, Hoài Linh,…

 

Một số bài hát nhạc vàng đi vào lòng khán giả có thể kể đến như: Giã từ dĩ vãng, Căn nhà màu tím, Căn nhà ngoại ô, Tình thắm duyên quê, Cô hàng xóm,…

Bình luận
Không có dữ liệu