"Dấu Chân Kỷ Niệm" Chuyện tình buồn sinh ly và tử biệt

  • 13:58 13/01/2022
Dòng Nhạc vàng hay dòng nhạc xưa vốn dĩ là những ca khúc bất hủ với thời gian, cho đến tận bây giờ có những ca khúc vẫn còn vang vọng trong tâm trí của nhiều khán giả.

Dòng Nhạc vàng hay dòng nhạc xưa vốn dĩ là những ca khúc bất hủ với thời gian, cho đến tận bây giờ có những ca khúc vẫn còn vang vọng trong tâm trí của nhiều khán giả. Không chỉ bởi ca từ dễ hiểu, có đôi khi được trau chuốt mà những ca khúc nhạc vàng cũng không hiếm nhưng ca khúc viết về chuyện tình buồn và lâm ly. Những cuộc chia ly này có rất nhiều lý do, trong đó có cả vì sinh ly và tử biệt. Những bài hát mang lại cảm xúc như vậy cot hể kể đến như Chuyến Xe Ba Người, Chuyện Tình Mộng Thường, Dấu Chân Kỷ Niệm...

 

Mở đầu bài hát là những ca từ, lời ca, kể chuyện tình bằng những giai điệu bình yên, êm ả

 

"Chuyện tình đôi mươi chan chứa không bao giờ vơi

Như dòng suối tình êm ái

Có anh và em còn ai còn ai nữa, đã yêu nhau trong cuộc đời

Chuyện mình từ một chiều dừng chân trú mưa

Ta bên nhau nhìn công viên lá đổ

Tuy chưa quen mà sao tình như đã, dẫu ngoài còn e."

 

Đây là những câu hát kể về chuyện tình của lứa tuổi đôi mươi, đây là lứa tuổi khi mới biết yêu, nhìn đời ở đâu cũng thấy màu xanh, thắm đượm tin yêu. Chuyện tình đôi mươi được mô tả chan chứa " như dòng suối tình êm ái". Tình yêu của lứa tuổi đôi mươi lúc nào cũng là tình yêu đầu đời và là khoảng thời gian đẹp tựa như đã từng yêu nhau trong cuộc đời. Ngoài ra tác giả bài hát còn cho chúng ta thấy được" chuyện tình đôi mươi chan chứa không bao giờ vơi." Bài hát còn cho chúng ta thấy được bối cảnh đưa cặp đôi đến với nhau được bắt đầu từ con mưa bất chợt. Từ buổi ban đầu không quen biết nhau, nhưng dừng chân lại để trú mưa, để rồi cả hai người quen nhau trong khung cảnh thơ mộng, lãng mạn:" Ta bên nhau nhìn công viên lá đổ".

Khi nghe đến đoạn này, người nghe nhạc chắc hẳn sẽ có cảm giác như hai tâm hồn đồng điệu được se duyên từ hững giọt mưa, từ những chiếc lá rơi êm đềm thoáng qua ở công viên. Hai trái tim cùng rung động trước những cảnh vật nên thơ cũng dễ hòa chung nhịp đập của nhau từ ánh mắt đầu tiên, vừa xa lạ lại vừa có cảm giác tựa như đã quen nhau từ bao giờ:" Tuy chưa quen mà sao tình như đã, dẫu ngoài còn e." Câu hát này được viết dựa theo một câu thơ trong truyện Kiều:"Tình trong như đã, mặt ngoài còn e".

 

Những tưởng trời đổ cơn mưa se duyên cho đôi trẻ, nhưng cuộc đời biết đâu chỡ ngờ

 

Trời làm mưa tuôn trong buổi chiều kỷ niệm khó quên ấy, cho đôi tình nhân gặp yêu nhau, trao nhau lời hẹn ước mai sau. Tưởng đâu trời sẽ se duyên cho đôi tình nhân bên nhau mãi mãi, nhưng không, tác giả đã cho bài hát chuyển vội qua giai điệu buồn, bằng những ca từ buồn ảm đạm khiến người nghe nhạc cảm nhận như từng giọt lệ sầu rơi trên cung thương oán:" Cớ sao trời cho tình yêu làm ngăn cách mấy ai không rơi lệ sầu." Và tác giả còn tài tình hơn nữa khi đẩy bài hát đi đến tận cùng của sự tan tác, thương tâm khi buông những nốt nhạc ảo não lạnh lùng: "Em ra đi về bên kia cõi đời". Đây là cảm giác khiến người nghe buốt lạnh, tang thương khi nghe lời trần tình ly biệt của người ở lại khóc cho người mãi mãi ra đi. Và cảm giác ấy lại được đẩy lên thêm một bậc nữa, càng xé nát tâm can hơn khi" Xe tang lăn buồn trong lòng phố vắng."

 

Đã có rất nhiều bài hát nói về cảnh ly biệt, nhưng chưa có bài hát nào mà người nghe cảm thấy một nỗi buồn xót thương đến thế khi bắt đầu đoạn bi thương, thống thiết với câu hát:" Ôi em về đâu?" va lặp lại thêm một lần nữa" nay em về đâu", bàng hoàng thương tiếc cho sự ra đi của em về thế giới bên kia là sự thật. Tuổi xuân chỉ mới chớm nở, nhưng em ơi nay còn đâu. Em ra đi để lại mình anh thấy" đời hiu hắt như nghĩa trang". Như Không còn có một nỗi buồn nào buồn hơn khi tình nồng thắm mà em đã đi về một nơi xa lắm. Với những từ ngữ gieo sầu vào tận cùng hố sâu thẳm, tác giả đã khéo léo đẩy bài hát lên một cào trào chạm vào cảm xúc của người nghe.

Hợp âm và Sheet nhạc Dấu chân kỷ niệm - Y Phụng - Trung Tâm Âm Nhạc Việt  Thương

Tác giả bài hát này là ai? Có phải là nhạc sĩ Thanh Phương hay không?

 

Tác giả của ca khúc này hầu như ai cũng biết là nhạc sĩ Thúc Đăng, một bút danh quen thuộc của nhạc sĩ Mạnh Phát. Điều này đã được xác nhận bởi nhiều người, trong đó có cô học trò gần gũi của nhạc sĩ Mạnh Phát là ca sĩ Thanh Tuyền. Tuy nhiên sau này có nhiều thông tin cho rằng nhạc sĩ Thanh Phương mới là tác giả của ca khúc Dấu Chân Kỷ Niệm chứ không phải là Mạnh Phát. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác, khi vẫn có một số nghiên cứu cho thấy rằng tác giả của bài hát Dấu Chân kỷ Niệm chính là nhạc sĩ Mạnh Phát( Thúc Đăng).